Nếu như miền Bắc nổi tiếng với Làng gốm Bát Tràng thì ở miền Trung phải kể đến Làng gốm Mỹ Thiện. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng từ bao đời nay của tỉnh Quảng Ngãi. Hãy cùng Top 5 Quảng Ngãi khám phá gốm Mỹ Thiện với tuổi đời hơn 200 năm có gì đặc biệt nhé!
1. Làng gốm Mỹ Thiện ở đâu
Làng gốm Mỹ Thiện nằm ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Làng gốm có lịch sử hơn 200 năm và nổi tiếng với các sản phẩm gốm trang trí độc đáo.
Nếu như trước đây, nổi tiếng với nguyên làng nghề thì đến nay làng chỉ còn 1 hộ gia đình của nghệ nhân Đặng Văn Trịnh là còn theo đuổi và giữ lại nghề truyền thống này. Mặc dù năm nay, ông đã bước vào tuổi 61 nhưng vẫn miệt mài với công việc của mình để tạo ra những sản phẩm độc đáo và chất lượng đến với người tiêu dùng.
Làng gốm Mỹ Thiện nằm bên bờ Sông Trà Thành phố Quảng Ngãi
Và, để giữ lửa cho làng nghề truyền thống này, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND huyện Bình Sơn và Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) và đơn vị truyền thông đã đẩy mạnh tuyên truyền. Qua đó, quảng bá những văn hóa, nghệ thuật độc đáo của gốm Mỹ Thiện đến đông đảo bạn bè và du khách trong và ngoài nước.
Có thể nói, làng gốm không chỉ là nơi gìn giữ nghề truyền thống mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá văn hóa và nghệ thuật gốm sứ của vùng đất Quảng Ngãi.
Nghệ nhân Đặng Văn Trịnh là gia đình duy nhất còn giữ nghề
Xem thêm:
2. Gốm Mỹ Thiện có gì đặc biệt?
Làng gốm Mỹ Thiện là một trong số khá nhiều những làng gốm hưng vượng một thời, được ghi chép trong điều trần của quan Tuần phủ Quảng Ngãi Nguyễn Bá Trác dâng lên vua Bảo Đại và sau đó được đăng tải lên tạp chí Nam Phong nổi tiếng vào năm 1933.
Truyền thuyết cũng cho biết, các nghệ nhân gốm Mỹ Thiện từng được gọi vào Phủ Chúa Nguyễn để sản xuất các đồ gốm tinh xảo cho nhà Chúa sử dụng và làm tặng vật. Điều này cho thấy sự khéo léo của bàn tay người thợ gốm cũng như tính độc đáo của men gốm Mỹ Thiện.
Gốm Mỹ Thiện được sản xuất hoàn toàn thủ công với chiếc bàn xoay
Gốm Mỹ Thiện được sản xuất thủ công với kỹ thuật bàn xoay, nguyên liệu làm cốt gốm là đất sét được lọc kỹ tạp chất, men gốm được sản xuất bằng cách nghiền các loại đá núi trong vùng, pha thêm chì, đồng, vỏ ốc và một số phụ gia khác theo bí quyết trao truyền nhiều đời và khả năng sáng tạo không ngừng của các nghệ nhân.
Công đoạn làm men gốm là phương thức bí truyền hàng trăm năm trước
Trong phân công sản xuất, thợ gốm nữ chuyên lo khâu tạo hình, chuốt sản phẩm, còn cánh thợ nam sẽ lo khâu vận chuyển và làm đất, nung, đắp hình, làm men.
Thợ nữ sẽ lo khâu tạo hình và thợ nam sẽ làm công việc đắp hình và làm men
Các sản phẩm của làng gốm Mỹ Thiện chủ yếu là đồ gia dụng như: chum, ghè, các loại vò, ché, bình vôi, hũ, thạp, ấm trà, bình hoa, tượng động vật,… Trong đó có một số sản phẩm được tráng men như: bình hoa, bình vôi, tượng động vật, ấm trà, ché đựng rượu,… Men gốm Mỹ Thiện có màu từ tím đậm đến tím nhạt, vàng, vàng ngả sang xanh ngọc,…
Những sản phẩm chính của Làng gốm Mỹ Thiện thường được sử dụng hàng ngày trong đời sống
3. Vì sao cần bảo tồn Làng gốm Mỹ Thiện
Từ lâu, gốm Mỹ Thiện không chỉ có mặt ở hầu khắp tỉnh Quảng Ngãi mà còn vươn ra các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định và ngược lên tới Tây Nguyên. Một vài loại hình sản phẩm của Làng gốm Mỹ Thiện còn được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Campuchia và Lào.
Trải qua nhiều biến động, làng gốm Mỹ Thiện hiện nay chỉ còn lại duy nhất một lò gốm của vợ chồng nghệ nhân Đặng Văn Trịnh – Phạm Thị Thu Cúc. Hai anh chị được sự giúp sức của người đồng hương là NST Lâm Dũ Xênh cùng tìm cách phục hồi những công thức pha chế men gốm từ đá núi trong vùng và phụ gia để cho ra những màu men biến ảo khôn lường trong lửa nung.
Lâm Dũ Xênh cùng vợ chồng nghệ nhân Đặng Văn Trịnh – Phạm Thị Thu Cúc phục hồi lại công thức pha chế men gốm
Một trong những nét độc đáo của gốm tráng men Mỹ Thiện là kỹ thuật nung qua 2 lửa. Lần nung thứ nhất để tạo cho xương gốm chắc. Lần thứ 2 sản phẩm gốm được nhúng men rồi cho vào lò nung. Với lần nung men, màu sắc sản phẩm sẽ thay đổi theo nhiệt độ, tạo nên sự thay đổi về màu sắc cho mỗi sản phẩm.
Bí quyết và tài hoa của nghệ nhân nung gốm là ở khả năng làm chủ nhiệt độ, kết hợp với sự gia giảm trong pha chế men để tạo màu men như ý. Tuy vậy, cá biệt có những khi sản phẩm hỏa biến, màu sắc kỳ ảo, trở thành độc bản, cực kỳ hấp dẫn giới sưu tầm gốm lạ.
Những sản phẩm độc đáo nhờ khả năng làm chủ nhiệt độ
Gốm Mỹ Thiện xứng đáng được xếp vào hàng những dòng gốm giá trị trong ngôi nhà gốm Việt, cần được bảo tồn và có giải pháp nâng cao chất lượng, cả về kiểu dáng, mỹ thuật lẫn về kinh tế, thị trường và xúc tiến thương mại, có vậy gốm Mỹ Thiện mới có thể tồn tại lâu dài.
Xem thêm:
- Bàu Cá Cái Quảng Ngãi-một thoáng miền Tây Nam Bộ giữa lòng Bình Sơn
- Rừng dừa nước Cà Ninh- bạt ngàn dừa nước một trời thơ
4. Cần làm gì để giữ gìn và phát triển Gốm Mỹ Thiện?
4.1 Giữ lửa nghề gốm Mỹ Thiện
Trước kia Làng gốm Mỹ Thiện có hơn 30 hộ, nhưng bây giờ nghề không còn hưng thịnh nhiều người đã bỏ nghề vì sự khó khăn, vất vả của nghề. Cho đến nay, chỉ còn 1 hộ gia đình nghệ nhân Đặng Văn Trịnh – Phạm Thị Thu Cúc còn theo đuổi nghề. Vợ chồng ông cũng thao thức rất nhiều đêm, suy nghĩ không biết có nên giữ nghề không vì phải đối mặt với những khó khăn, túng thiếu trong cuộc sống. Vợ chồng ông đã động viên nhau rất nhiều, phải sống với nghề vì giờ chỉ còn gia đình ông là giữ lại nghề truyền thống này. Đó cũng là lý do, vì sao vợ chồng ông quyết định “giữ lửa” cho nghề gốm Mỹ Thiện này.
Giữ lửa cho nghề gốm Mỹ Thiện
4.2 Xây dựng làng gốm Mỹ Thiện thành điểm du lịch
Để góp phần phát huy làng nghề truyền thống gốm Mỹ Thiện gắn với phát triển du lịch, mới đây, dự án “Sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển Bình Sơn thông qua trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và văn hóa tri thức bản địa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, do Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Qũy Môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) và UBND huyện Bình Sơn khởi động thực hiện, đã tạo nên sự kết nối hoạt động du lịch học tập các điểm Bàu Cá cái – Gành Yến – Rừng Dừa nước – gốm Mỹ Thiện với mạng lưới Lý Sơn, Sa Huỳnh, TP Quảng Ngãi. Đây sẽ là cách thu hút khách du lịch đến với cơ sở sản xuất gốm của gia đình nghệ nhân Đặng Văn Trịnh, với mong muốn quảng bá hơn nữa làng gốm Mỹ Thiện này.
Du khách tham quan cơ sở sản xuất gốm của gia đình nghệ nhân Trịnh
Trên đây là tổng hợp những thông tin về Làng gốm Mỹ Thiện – Nơi có tuổi đời hơn 200 vẫn còn bảo tồn và phát huy “lửa nghề” làng gốm. Hy vọng, với những thông tin Top 5 Quảng Ngãi tổng hợp sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về làng nghề cổ này. Và, ngày càng nhiều bạn trẻ tiếp thu cũng như giữ gìn để làng nghề không bị “tắt lửa” và mai một đi. Để cập nhật nhiều thông tin mới hơn nữa, bạn có thể truy cập Fanpage Top5quangngai.
XEM THÊM
Thông Tin Liên Hệ:
Bạn muốn đưa doanh nghiệp, cửa hàng, địa chỉ, shop,.. của mình vào bài viết này. Hoặc muốn đặt banner quảng cáo, vui lòng liên hệ: 0766.476.476
Hãy Tham Gia Bấm Theo Dõi:
- Group: https://www.facebook.com/groups/congdongreviewquangngai
- Fanpage: https://www.facebook.com/QuangNgaiTOP5
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgBaOXwa89ebC8wfNS0fXfQ
Để Không Bỏ Lở Những Thông Tin Hữu Ích , Chính Xác Và Cập Nhật Liên Tục