Bật mí top 5 hiện vật vô giá tại bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi

Để lại đánh giá của bạn
Lượt xem: 1022
Cập nhật ngày: 05/06/2022

Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi là bảo tàng khảo cứu địa phương, có nhiệm vụ giới thiệu lịch sử của tỉnh nhà cho người trong tỉnh và khách thập phương. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc nói chung cũng như di tích lịch sử trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để được bật mí top 5 hiện vật vô giá, sống mãi với thời gian tại bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi.

 

Tượng tu sĩ Champa

 

Tượng tu sĩ Champa được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2018

Tượng tu sĩ Champa được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2018

 

Tượng Tu sĩ Chăm Pa có nguồn gốc từ tháp Chăm Phú Hưng (huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Năm 1994, tượng được chuyển giao cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi trưng bày tại Không gian trưng bày văn hóa Champa. Hiện vật có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ IX – X.

Cấu trúc của tượng bằng đá, bệ tượng rộng 45,4cm, dài 50cm, cao 22,1 cm; tượng cao 47cm, rộng 57 cm. Trọng lượng 500 kg. Được xem là tác phẩm nghệ thuật độc bản, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật tạo hình của dân tộc Chăm, có giá trị thẩm mỹ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Trà Kiệu. Đây là sự kết tinh tinh hoa nghệ thuật của truyền thống tạc tượng Chăm – Pa. Năm 2018, tượng được công nhận là bảo vật quốc gia.

Tu sĩ Champa với thân hình to lớn, được điêu khắc có bộ râu dài, đôi tai như tai của Phật, tư thế ngồi thiền kiết già – bàn chân phải để ngửa đặt lên bàn chân trái. Tượng được nhận định là hình mẫu thần Shiva- hàm nghĩa là người thầy vĩ đại, nhà tiên tri, trong Bà La Môn – vị thầy thông thái của người Chămpa.

Đây là tác phẩm độc nhất vô nhị mà cho đến nay ở các đền tháp Chăm của miền Trung cũng như trong các di tích Chămpa lớn như Mỹ Sơn, Trà Kiệu cũng chưa có tiêu bản thứ hai.

 

Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh

 

Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh gồm có 18 bình hình lọ hoa

Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh gồm có 18 bình hình lọ hoa

 

Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh gồm có 18 bình hình lọ hoa được làm bằng kỹ thuật nặn tay, kết hợp dải cuộn với chất liệu đất sét được lọc kỹ pha cát mịn. Xương gốm mỏng tương đối chắc, áo gốm tô đỏ, kiểu dáng thanh thoát, hoa văn trang trí phong phú tạo được phong cách riêng. Kỹ thuật xử lý bề mặt gốm điêu luyện, tinh tế, mang tính tiêu biểu của đồ gốm sớm sơ kỳ đồng thau phát triển lên văn hóa Sa Huỳnh sơ kỳ sắt.

Đây là di sản văn hóa của người Sa Huỳnh cổ, được tìm thấy trong cuộc khai quật di tích khảo cổ Long Thạnh thuộc xã Phổ Thạnh. Được Viện Khảo cổ học thực hiện năm 1978 và trong cuộc đào thám sát năm 1994 của cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Những bình gốm hình lọ hoa này có niên đại cách nay khoảng trên dưới 3.000 năm.

Bên cạnh 18 hiện vật bình đất nung, còn có 10 hiện vật thuộc bộ sưu tập nhưng không còn nguyên vẹn. Nhóm bình gốm Long Thạnh không chỉ đa dạng về mẫu mã còn có nhiều kích thước to nhỏ, trong lượng từ 300gram – 1000gr. Bộ sưu tập này có giá trị nổi bật đánh dấu giai đoạn phát triển từ tiền Sa Huỳnh lên đỉnh cao của văn hóa Sa Huỳnh.

 

Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng

 

Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh gồm có 18 bình hình lọ hoa

Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng gồm 15 hiện vật

 

Theo các nhà khoa học, bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng được tìm thấy có niên đại từ thế kỷ X- thế kỷ XII. Chúng được tạo tác từ nghệ thuật kim hoàn đỉnh cao của nền văn hoá Chăm Pa. Bộ sưu tập gồm 15 hiện vật là nhẫn, khuyên tai, hoa tai, là hiện vật gốc độc bản duy nhất cho đến thời điểm này. Hiện vật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật giai đoạn sớm của văn hoá Chăm Pa, mà trước và sau đó chưa xuất hiện.

Tháng 12/2020, hiện vật được Chính phủ phê duyệt công nhận là bảo vật quốc gia. Góp phần bổ sung thêm vào bộ sưu tập bảo vật quốc gia, và nâng tầm giá trị kho hiện vật của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

Cùng với 2 bảo vật quốc gia tượng tu sĩ Champa và bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh, bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng mang ý nghĩa lớn để chứng minh Quảng Ngãi là địa phương có nền tảng di sản văn hoá rất phong phú, độc đáo.

 

Tượng linh thú Gajasimha

 

Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh gồm có 18 bình hình lọ hoa

Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh gồm có 18 bình hình lọ hoa

 

Một hiện vật tiếp theo, nằm trong những hiện vật thể hiện văn hóa người Champa vào thế kỷ 11 và là đặc trưng của phong cách Chánh Lộ. Đó là: Tượng linh thú Gajasimha. Theo quan niệm của người Champa, Gajasimha là linh thú canh giữ thánh đường và cho các thần linh cưỡi.

Gajasimha – hình tượng linh thú trong thần thoại Ấn Độ với đầu voi và thân sư tử. Tại các đền – tháp, tượng Gajasimha sẽ được đặt trước cửa với vai trò bảo vệ sự tôn nghiêm cho công trình.

Tuy nhiên, hiện vật linh thú Gajasimha tại bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi hiện đã không còn được nguyên vẹn. Phần đầu đã bị mất đi nên không thể hình dung rõ nét đầu voi- thân sư tử. Phần chân tượng cũng bị gãy nên khiến chiều cao tượng không còn đúng như hình hài ban đầu.

Điểm ấn tượng của tượng linh thú Gajasimha là những hoa văn sắc sảo vẫn còn hiện rõ tại phần cổ.

 

Trống đồng Đông Sơn

 

Trống đồng Đông Sơn tại Quảng Ngãi là loại trống Đông Sơn loại A

Trống đồng Đông Sơn tại Quảng Ngãi là loại trống Đông Sơn loại A

 

Trống đồng Đông Sơn tại bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi được khai quật vào năm 1996 ở núi Bàu Lát, xã Tịnh Ấn Đông, Tp quảng Ngãi. Trống đồng hiện còn nguyên trạng với nghệ thuật trang trí đặc sắc. Và thể hiện mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh.

Trống có hình dáng đẹp, được chia làm 3 phần: Tang trống dày 21cm, lưng trống dài 24cm và chân trống cao 85cm. Trống có chiều cao 56cm, mặt trống có đường kính gần 80cm.

Nghiên cứu cũng cho thấy mặt trống không chờm ra ngoài, 12 tia ngôi sao thể hiện ngắn, sắc sảo; tang trống trang trí hoa văn hình thuyền với người ngồi chèo thuyền; lưng trống được trang trí theo mô típ cảnh hai chiến binh hóa trang thành hình chim đang múa giáo, múa khiên (mộc); chân trống choãi làm trụ đỡ cho trống vững chãi. Dáng trống được chế tác cân đối, hài hòa…

Trống đồng Đông Sơn được phát hiện tại Quảng Ngãi là loại trống Đông Sơn loại A, thuộc văn hóa Đông Sơn ở giai đoạn sớm. Hiện trống được đặt trong lồng kính ở giữa gian trưng bày tại bảo tàng.

Hy vọng những thông tin được Top 5 Quảng Ngãi tổng hợp và biên tập sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tìm hiểu … Quảng Ngãi.

Nếu thích thì like, hay thì share bạn nhé!

 

Xem thêm:

Giá:

Thông Tin Liên Hệ:

Bạn muốn đưa doanh nghiệp, cửa hàng, địa chỉ, shop,.. của mình vào bài viết này. Hoặc muốn đặt banner quảng cáo, vui lòng liên hệ: 0766.476.476

Hãy Tham Gia Bấm Theo Dõi:

Để Không Bỏ Lở Những Thông Tin Hữu Ích , Chính Xác Và Cập Nhật Liên Tục

Để lại đánh giá của bạn

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

XEM THÊM
Địa chỉ: 30 Phan Long Bằng, Phường Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Số điện thoại: 0766.476.476
Email: Top5quangngai@gmail.com
Giấy phép kinh doanh: 34A8019327
Bản quyền © 2020 top5quangngai.com - Thiết kế bởi Tomaz