Vu Lan báo hiếu – Ngày lễ hành kính đấng sinh thành

5/5 - (1 bình chọn)
Lượt xem: 423
Cập nhật ngày: 12/08/2022

Vu Lan báo hiếu là ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây chính là dịp để những người con, người cháu thể hiện tình cảm của mình mà đôi khi ngày thường khó có thể giải bày được cùng họ. Vậy, Lễ Vu Lan là gì? Vì sao người ta hay chọn ngày này để “hành kính” với đấng sinh thành? Và, ý nghĩa của tục “bông hồng cài áo” trong ngày này là gì? Tất cả sẽ được Top 5 Quảng Ngãi chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

vu-lan-bao-hieu

Vu Lan báo hiếu là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm của Phật giáo và dần thành ngày lễ quan trọng của toàn người dân Việt Nam

Lễ Vu lan rơi vào rằm tháng 7, tức 15/7 âm lịch. Đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, ngoài lễ Vu Lan thì còn một lễ lớn nữa là Lễ Phật Đản rơi vào tháng 4 âm lịch hằng năm.

Theo quyền “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên. Lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1072 dưới thời Vua Lý Nhân Tông khi ông lập đàn cầu siêu cho cha mẹ..

Qua bề dày lịch sử, lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành riêng cho Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả con dân Việt Nam đối với các đấng sinh thành.

Bên cạnh đó, ngày này những người con thường cầu nguyện, phóng sinh làm phước nhằm để Ba Mẹ hưởng phước lộc từ con.

Ngoài ra, ngày Vu Lan cũng không thể thiếu nghi lễ “bông hồng cài áo”. Về ý nghĩa của nghi lễ này, sẽ được Top 5 Quảng Ngãi chia sẻ ở phần cuối của bài viết.

Nguồn gốc ra đời của ngày Vu Lan báo hiếu

vu-lan-dip-de-tat-ca-chung-ta-the-hien-long-biet-on-va-tinh-cam-doi-voi-dang-sinh-thanh

Vu Lan – Dịp để tất cả chúng ta thể hiện lòng biết ơn và tình cảm đối với đấng sinh thành

Nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan báo hiếu khá dài, Top5 sẽ trích lại nguyên văn như sau:

“Khi Đại Đức Mục Kiền Liên (1 trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã tu luyện thành công. Lúc này, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng mắt phép để tìm kiếm khắp đất trời xem bà đã đi đâu và về đâu.

Không ngờ, kết quả đau lòng, ngài thấy mẹ mình đang bị đày thành Ngạ Quỷ (quỷ đói), đi lang thang khắp nơi, đói khát, cực khổ vì những điều ác mà bà đã gieo. Quá đau lòng, Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép để biến cơm dâng tận địa ngục cho mẹ, tiếc rằng tất cả những thức ăn đều hoá thành lửa.

Không cầm được lòng trước cảnh người mẹ mình lang thang cơ cực dưới địa ngục, ngài liền cầu cứu lên Phật Tổ, Phật liền dạy rằng dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng chẳng đủ sức để cứu mẹ đâu. Cách duy nhất chính là nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương.

Và ngày rằm tháng 7 âm lịch(15/7) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ. Phật cũng nói thêm là “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu ra đời”.

Ý nghĩa của ngày Vu Lan báo hiếu

vu-lan-bao-hieu

Lễ Vu Lan sẽ diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm với ý nghĩa nhắc nhở chúng ta hãy nhớ tưới công ơn của đấng sinh thành

Vu Lan báo hiếu là ngày lễ quan trọng thứ 2 của Phật giáo trong năm, sau lễ Phật Đản tháng 4. Ngày này, được các tín đồ Phật giáo tổ chức rất long trọng. Với mục đích, nhắc nhở chúng ta hãy nhớ tới công ơn của các đấng sinh thành, các anh hùng dân tộc đã có công với đất Nước.

Trong ngày lễ này, không chỉ các Phật tử mà hầu hết con dân Việt Nam đều dùng nó để bỏ lòng hiếu kính đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ của mình. Những người, đã dành hy sinh tất cả vì chúng ta mà không cần nhận lại bất cứ thứ gì dẫu cho chúng ta có mắc bao nhiêu sai lầm đi chăng nữa.

Với người Việt, đạo hiếu luôn luôn đi đầu để nhắc nhở chúng ta, mỗi khắc mỗi giây đều hãy nhớ đến những công ớn vô bến đó. Cho dù như thế nào đi chăng nữa, hãy luôn làm tròn đạo hiếu đối với đấng sinh thành.

Ngày lễ Vu Lan còn có ý nghĩa giáo dục đầy nhân văn của Phật giáo như: “TỪ – BI – HỶ – XẢ” và VÔ NGÃ – VÔ THA”.

Vì sao có tục “bông hồng cài áo” trong ngày Vu Lan

vu-lan-bao-hieu

Tục “bông hồng cài áo” được bắt nguồn từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau chuyến viếng thăm Nhật Bản về

Và, trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu gây xúc động nhất chính là hình ảnh những bông hoa hồng được cài lên áo. Dù trẻ hay già, dù trai hay gái khi đã dự lễ Vũ Lan đều sẽ được trang trọng cài lên ngực một bông hoa hồng.

Nghi lễ bông hồng cài áo được bắt nguồn từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau chuyến viếng thăm Nhật Bản. Được biết “trước năm 1962, trong lần Thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản đúng vào Ngày của mẹ, Thiền sư đã được một cô gái cài lên áo một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Khi hỏi, mới biết trong ngày này ai còn mẹ thì được cài bông hoa hồng màu đỏ, ai mất cha mẹ thì được cài hoa hồng màu trắng. Và vào năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết nên quyển sách mang tên “Bông hồng cài áo”. Chính câu chuyện của thiền sư đã khởi điểm cho nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan”.

Ý nghĩa của những bông hoa hồng cài áo

vu-lan-bao-hieu

Những bông hồng cài áo được các phật tử chuẩn bị sẵn trong ngày Vu Lan

Với mỗi màu sắc hoa hồng được cài lên áo trong ngày Vu Lan báo hiếu sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể, Top 5 Quảng Ngãi sẽ chi tiết cho bạn như sau:

Bông hồng cài áo màu đỏ

Đại đức Thích Giác Giáo cho biết: trong ngày lễ thiêng liêng này những ai còn cả cha lẫn mẹ sẽ được cài lên ngực một chiếc hoa hồng đỏ thắm. Với ý nghĩa, nhắc nhở họ mình vẫn còn đủ bậc sinh thành và nên hiếu thuận với họ ngay khi còn có thể.

Và, họ cũng là những người thật sự may mắn khi khi vẫn còn nhận được đủ tình thương và lòng bao dung của Ba Mẹ. Những người đã hy sinh cả cuộc đời và dành tất cả những điều tốt đẹp nhất dành cho con.

vu-lan-bao-hieu

Những ai được cài hoa hồng đỏ trên áo chính là những người thật may mắn vì vẫn còn đủ đấng sinh thành

Bông hồng cài áo màu trắng

Với những ai đã mất Ba hoặc mất Mẹ sẽ được cài lên ngực chiết hoa hồng nhạt còn những ai đã mất cả Ba lẫn Mẹ sẽ được cài chiếc hoa màu trắng.

Màu trắng tinh khôi biểu trưng cho sự buồn thương. Đồng thời màu hoa này còn có ý nghĩa nhắc nhở những người con hãy sống thật tốt, để những người ra đi thanh thản và không còn vướng bận gì.

vu-lan-bao-hieu

Những ai được cài bông hoa hồng nhạt đại diện cho người đã mất đi Cha hoặc Mẹ

Bông hồng cài áo màu vàng

Hoa hồng màu vàng thường sẽ được cài trên ngực áo các tu sĩ. Màu hoa này biểu trưng cho phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát (theo nghĩa nhà Phật).

Màu vàng cũng là màu của Đạo Phật – Với ý nghĩa thể hiện sự giải thoát, cưu mang và tuệ giác.

vu-lan-bao-hieu

Với các tăng ni, phật tử được cài bông hồng màu vàng sẽ mang ý nghĩa là người phổ độ chúng sinh

Hy vọng những thông tin được Top 5 Quảng Ngãi tổng hợp và biên tập sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tìm hiểu Lễ Vu lan báo hiếu.
Nếu thích thì like, hay thì share bạn nhé!

Giá:

Thông Tin Liên Hệ:

Bạn muốn đưa doanh nghiệp, cửa hàng, địa chỉ, shop,.. của mình vào bài viết này. Hoặc muốn đặt banner quảng cáo, vui lòng liên hệ: 0766.476.476

Hãy Tham Gia Bấm Theo Dõi:

Để Không Bỏ Lở Những Thông Tin Hữu Ích , Chính Xác Và Cập Nhật Liên Tục

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

XEM THÊM
Địa chỉ: 30 Phan Long Bằng, Phường Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Số điện thoại: 0766.476.476
Email: Top5quangngai@gmail.com
Giấy phép kinh doanh: 34A8019327
Bản quyền © 2020 top5quangngai.com - Thiết kế bởi Tomaz