Top 5 lễ hội đặc sắc tại Quảng Ngãi bạn không nên bỏ qua

4.4/5 - (9 bình chọn)
Lượt xem: 2980
Cập nhật ngày: 26/03/2022

Quảng Ngãi không chỉ được biết đến với 12 thắng cảnh nổi tiếng, với đảo tiền tiêu Lý Sơn, miền đất núi Ấn- sông Trà còn sở hữu một nền văn hoá đặc sắc với nhiều lễ hội độc đáo, mang đặc trưng riêng. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn khám phá các lễ hội sự kiện độc đáo bậc nhất tại miền đất Quảng để bạn có thêm kiến thức và am hiểu hơn về vùng đất này.

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa- bằng chứng sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa- bằng chứng sống” về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một trong các lễ hội sự kiện khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nghi lễ gắn liền với tâm thức của người dân địa phương nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công giong thuyền, dựng bia, xác lập bảo vệ chủ quyền trên 2 quần đảo của Việt Nam.

Thể hiện ý chí, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước. Không chỉ vậy, đây còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Với mong muốn lớp con cháu hôm nay và mai sau, tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm trước.

Lễ được tổ chức vào ngày 16.3 âm lịch hằng năm tại Di tích quốc gia Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với lịch sử 400 năm và là Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia vào năm 2013.

Theo ghi chép trong gia phả của các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, đã có rất nhiều người lính ra đi không trở về. Từ sự mất mát hy sinh vì nhiều hiểm nguy trên biển cả, người dân Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn. Đó là cúng thế cho người sống, để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán.

 

Lễ hội Điện Trường Bà

Lễ hội Điện Trường Bà được tổ chức từ ngày 15-17/4 âm lịch hàng năm tại Trà Bồng

Lễ hội Điện Trường Bà được tổ chức từ ngày 15-17/4 âm lịch hàng năm tại Trà Bồng

Điện Trường Bà tọa lạc tại thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, nằm bên trục lộ Trà Bồng – Tây Trà cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 52 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

Vào những ngày 15-17/4 âm lịch hàng năm, người dân huyện Trà Bồng lại tổ chức lễ hội Điện Trường Bà. Mục đích để thờ vị thần Thiên YANA – người có công giúp dân diệt ác thủ, khử yêu ma, khai sơn trị thủy, đem lại đời sống an lạc no đủ cho dân.

Đây là lễ hội dân gian đặc sắc có sự tích hợp, giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trên dải đất Việt Nam như Kinh, Cor, Hoa, Chăm…

Trước đây, thị trấn Trà Xuân được chọn làm nơi giao thương, nên đã lập Điện Trường Bà với mục đích cầu mong “gặp may mắn trong buôn bán”.

Các lễ hội sự kiện sẽ bao gồm các nội dung như: Lễ hoa đăng, Lễ mộc dục, Lễ tế ngoại đàn, Lễ hội hiến trâu, cồng chiêng, múa, Lễ chánh tế, Lễ dâng hương,…

 

Lễ cầu ngư

Lễ cầu ngư được tổ chức tại nhiều vùng giáp biển vào đầu năm ở Quảng Ngãi

Lễ cầu ngư được tổ chức tại nhiều vùng giáp biển vào đầu năm ở Quảng Ngãi

 

Quảng Ngãi được biết đến là một tỉnh giáp biển. Do đó, vào những ngày đầu xuân, khắp các làng chài ven biển của Quảng Ngãi sẽ diễn ra lễ hội cầu ngư. Đây được xem như một trong các lễ hội sự kiện văn hóa đậm nét dân gian của cư dân vùng biển. Với mong muốn: cầu xin thần ban cho được một năm “trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”, “tấn tài, tấn lợi, tấn bình an”.

Tiêu biểu cho lễ cầu ngư của cư dân ven biển Quảng Ngãi là lễ cầu ngư Sa Huỳnh và lễ cầu ngư Lăng vạn Tuyết Diêm 2.

  • Lễ cầu ngư Sa Huỳnh được tổ chức vào ngày mùng 3 Tết Nguyên đán hàng năm. 
  • Lễ hội Cầu ngư của ngư dân thôn Tuyết Diêm 2 ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 2 m lịch hàng năm. 

Các hoạt động này đã thu hút đông đảo bà con ngư dân đến xem, cổ vũ; đồng thời gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm đánh bắt. Tạo nên mối đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn và cùng nhau vươn khơi bám biển sản xuất phát triển kinh tế. Đặc biệt bộ môn hát bả trảo được biết đến là một trong những di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

 

Lễ hội chùa Ông – Thu Xà

Lễ hội chùa Ông – Thu Xà được tổ chức vào nhiều thế kỷ trước

Lễ hội chùa Ông – Thu Xà được tổ chức vào nhiều thế kỷ trước

Chùa Ông là một ngôi chùa cổ tại Thu Xà, Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa. Chùa thờ Quan Công, Chu Thương và Quan Bình. Chùa còn có tượng bà Thiên Hậu chở che cho ngư dân miền biển, tượng bà Kim Đẩu trông coi việc sinh nở làm bằng gỗ, bằng đất sét nung, bằng đồng.

Lễ hội chùa Ông – Thu Xà đã được tổ chức vào nhiều thế kỷ trước và diễn ra vào ngày 14-15/7 âm lịch hàng năm. Không chỉ thu hút người dân ở Thu Xà mà còn khắp nơi gần xa đổ về.

Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động như: chưng và rước xe hoa, múa lân, thả hoa đăng, phóng sinh và nghi thức diễu hành xe hoa dọc con đường thôn Thu Xà.

Trước khi bước vào lễ chính, sẽ có Lễ túc yết để tế cáo Quan Thánh, thành hoàng bổn xứ và tiền hiền. Diễn ra vào chiều ngày 14/7, Sáng ngày 15/7 sẽ tổ chức nghi thức múa lân ở tại sân chùa, sau đó là đến lễ tế Quan Thánh tại chính điện và lễ tế tiền hiền.

Buổi tối người dân thả hoa đăng để nhớ những người từng ngược xuôi trên dòng sông đưa những thương thuyền ra khơi xa. rong suốt khoảng thời gian tế, nhạc lễ sẽ được vang lên để phụ họa cho từng nghi thức lễ, làm cho buổi tế thêm trang nghiêm và thêm sinh động.

 

Lễ hội đua thuyền

Lễ hội đua thuyền là một lễ hội truyền thống của ngư dân Quảng Ngãi

Lễ hội đua thuyền là một lễ hội truyền thống của ngư dân Quảng Ngãi

Lễ hội đua thuyền là một lễ hội truyền thống của ngư dân Quảng Ngãi vào dịp đầu xuân. Tùy theo từng địa phương mà chu kỳ diễn ra lễ hội sẽ từ 2 năm 1 lần hoặc 3 năm 1 lần.

Các địa phương giáp biển cũng sẽ tự quy định ngày tổ chức lễ hội hoặc mùng 3 tết, hoặc mùng 4, mùng 5, mùng 6 tết,…Lễ hội thu hút nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận đến xem và cổ vũ. Đây cũng là dịp để mọi người giao lưu, giải trí, thể hiện tinh thần đồng đội, đoàn kết.

Thông thường, ban tổ chức sẽ dựa vào số lượng xóm, hoặc thôn để chia làm các đội thi. Các ngư dân trong xóm, hoặc thôn sẽ bầu ra những người có sức khoẻ tốt, vững vàng tay chèo để thi đấu cùng đội bạn. Sau khi dự lễ khai mạc và bốc thăm vị trí, các đội đưa thuyền về vị trí xuất phát để chờ hiệu lệnh trống của ban tổ chức.

Theo các cụ cao niên trong xã kể lại, tổ chức lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa, ngư dân hành nghề trên biển được thuận lợi. Đội thuyền nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.

 

Hy vọng những thông tin được Top 5 Quảng Ngãi tổng hợp và biên tập sẽ giúp ích được bạn trong quá trình tìm hiểu … Quảng Ngãi.

Nếu thích thì like, hay thì share bạn nhé!

 

Xem thêm:

Giá:

Thông Tin Liên Hệ:

Bạn muốn đưa doanh nghiệp, cửa hàng, địa chỉ, shop,.. của mình vào bài viết này. Hoặc muốn đặt banner quảng cáo, vui lòng liên hệ: 0766.476.476

Hãy Tham Gia Bấm Theo Dõi:

Để Không Bỏ Lở Những Thông Tin Hữu Ích , Chính Xác Và Cập Nhật Liên Tục

4.4/5 - (9 bình chọn)

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

XEM THÊM
Địa chỉ: 30 Phan Long Bằng, Phường Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Số điện thoại: 0766.476.476
Email: Top5quangngai@gmail.com
Giấy phép kinh doanh: 34A8019327
Bản quyền © 2020 top5quangngai.com - Thiết kế bởi Tomaz